![]() |
Cô gái nặng hơn 100 kg luôn tự tin với thân hình béo khỏe, béo đẹp của mình. |
Thủy Tiên thật thà chia sẻ, ăn nhiều chính là nguyên nhân khiến cân nặng của cô luôn ở mức "báo động". Thời gian rảnh rỗi Thủy Tiên thích ca hát, chụp ảnh và nấu ăn.
Cô bày tỏ: “Mình thường tìm hiểu sách báo dạy ẩm thực để làm món mới cho gia đình và bạn bè. Nhưng chủ yếu nấu ăn là để phục vụ bản thân".
Cô kể lại kỷ niệm đáng nhớ ngày học lớp mẫu giáo: “Có hôm mình bị đau bụng nên mẹ không cho ăn thịt mỡ. Thèm quá, mình lục lọi và thấy trong tủ lạnh nên hô lớn giữa nhà: “A, thịt mỡ đây rồi”. Đến bây giờ nghĩ lại mình vẫn mỉm cười".
Thường bị bạn bè trêu đùa gọi là "bếu" nhưng Thủy Tiên cho rằng: “Mình không buồn, luôn coi đó là những lời vui vẻ, động viên để mỉm cười mỗi ngày".
Tuy nhiên, đã có những lúc bản thân cô cảm thấy căng thẳng, chán nản về cân nặng. Không buồn quá lâu, bản thân cô lại suy nghĩ tích cực: “Trong cuộc sống còn nhiều người khổ hơn mình vì ốm yếu, không đủ sức khỏe, không được đầy đặn”.
Không chỉ lạc quan trong cuộc sống thường ngày, khi học diễn viên - một nghề của công chúng, Thủy Tiên luôn coi vẻ ngoài béo ú là thế mạnh của mình để gây ấn tượng với người khác.
Tình huống dở khóc, dở cười vì béo
Thủy Tiên đã tham gia nhiều bộ phim truyền hình như: Đi qua mùa nắng, Đại gia chân đất, 7h sáng và đóng nhiều clip vui về tuổi học đường. Đặc biệt, cô còn được giải thưởng diễn viên trẻ triển vọng khi tham gia phim 7h sáng tại Hội Điện ảnh.
Sinh ra trong gia đình không ai theo nghệ thuật, vì đam mê nên Thủy Tiên quyết tâm thi vào ngành Sân khấu Điện ảnh từ năm học lớp 11.
Nặng hơn 100 kg, dự thi vào ngôi trường có nhiều cô gái người chuẩn, dáng đẹp không làm Thủy Tiên mặc cảm về ngoại hình.
Cô luôn quan niệm: "Đây là một cuộc thi tài năng, không phải để đọ nhan sắc". Thủy Tiên đã chinh phục thầy cô khi đóng vai một cô gái béo, quyết tâm theo đuổi chàng trai hot boy trong tiểu phẩm.
Cô sinh viên năm thứ nhất ghi dấu ấn trong những vai diễn hài hước, có cá tính. Trong đó, vai cô Tiên trong phim Đại gia chân đất phần 4 đã khiến Thủy Tiên thích thú.
Cô cho biết: "Tuy là vai diễn nhỏ nhưng mình ấn tượng đặc biệt với tính cách. Thêm nữa, được làm việc, học hỏi kinh nghiệm từ những nghệ sĩ hài đi trước như Quang Tèo, Kim Xuyến khiến mình cảm thấy may mắn”.
Khi tham gia đóng phim, thân hình cân nặng quá khổ khiến Thủy Tiên gặp những trường hợp dở khóc, dở cười. Cô kể lại kỷ niệm vui: “Khi vào vai học sinh trong Đi qua mùa nắng, mình và nhóm bạn trèo tường do đến trường muộn.
Trong lúc quay, 2 diễn viên nam phải cúi xuống cho mình đứng lên vai. Cho đến bây giờ, mỗi khi nghĩ lại mình vẫn thấy tội 2 bạn quá”.
Thời gian gần đây, có rất nhiều cô gái nổi tiếng trên mạng xã hội vì xinh đẹp như hot girl sau khi giảm cân. 9X này chia sẻ: “Sắp tới, mình cũng sẽ giảm cân. Nhưng việc làm đó vì sức khỏe và phù hợp hơn với nhiều vai diễn khác chứ không phải để xinh đẹp”.
Theo Huỳnh Anh - Zing
" alt=""/>Nữ sinh Hà Nội nặng hơn 100 kgViệc thúc đẩy Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và đổi mới sáng tạo mở đòi hỏi sự tiên phong của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc chủ động và cởi mở đưa ra những đầu bài và thách thức của mình ra cho cộng đồng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, tạo mô hình kiểu mẫu để các tập đoàn và doanh nghiệp cũng cảm thấy tự tin hơn khi trao cơ hội cho các công ty startup và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam. Nếu không có sự tham gia mạnh mẽ này, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở sẽ không thể cất cánh.
Ở khía cạnh khác, cần trang bị kiến thức và kỹ năng đổi mới sáng tạo cho mọi chủ thể trong Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và đổi mới sáng tạo mở. Khảo sát về mức độ sẵn sàng của Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của BambuUP cho thấy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở chúng ta còn đang ở giai đoạn sơ khai. Trong 1-2 năm tới chính là trang bị kiến thức và kỹ năng đổi mới sáng tạo cho các cán bộ quản lý, các tổ chức hỗ trợ tới các tập đoàn, doanh nghiệp và các công ty khởi nghiệp. Cùng với đó, sẽ cần một định hướng chiến lược về mặt chính sách và phát triển cơ sở vật chất của các tỉnh thành cho Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của tỉnh thành, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo mở chứ không chỉ dừng ở thúc đẩy và hỗ trợ khởi nghiệp.
Nói tới vai trò của các tổ chức đổi mới sáng tạo, ông Trần Vũ Tuấn Phan, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ KHCN, Học viện KHCN và Đổi mới sáng tạo (thuộc bộ KH&CN), hình thành các tổ chức hỗ trợ đổi mới sáng tạo là hạt nhân cho hệ sinh thái đổi mới sáng tạo địa phương.
Ông Trần Vũ Tuấn Phan cho rằng, các địa phương cần xác định rõ về đặc điểm hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tại địa bàn của mình. Tăng cường liên kết và chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức hành động thống nhất; hướng đến mục tiêu chung - mô hình kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo, phương thức đầu tư mới để khai thác nguồn lực dựa trên tài sản trí tuệ hơn là dựa trên tài nguyên thiên nhiên; hợp tác, chia sẻ nguồn lực hơn là cạnh tranh; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế hiệu quả, trọng điểm hơn là dàn trải, phân tác; Hướng tới xây dựng chất lượng, hiệu quả của công ty khởi nghiệp sáng tạo hơn số lượng, phong trào....
Địa phương cần phân định rõ ràng được hoạt động đổi mới sáng tạo, thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ và nâng cao năng suất với hoạt động khởi nghiệp. Từ đó đưa ra được các chính sách phù hợp cho từng loại hình hoạt động và loại hình tổ chức hỗ trợ đổi mới sáng tạo.
Tiếp đó, cần xác định được các đầu mối với chức năng, nhiệm vụ tổng hợp, cung cấp những thông tin liên quan của các chủ thể hệ sinh thái, các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, hoạt động đào tạo, liên kết, hợp tác. Đồng thời, cũng là đơn vị kết nối, tổng hợp thông tin để thúc đẩy hệ sinh thái. Đơn vị này cần thiết phải có vị trí pháp lý đủ để đối thoại, trao đổi với các tổ chức, đơn vị khác trong hệ sinh thái, cần thiết phải có đủ nhân sự, năng lực để hỗ trợ đổi mới sáng tạo tại địa phương, đồng thời kết nối với các mắt xích và các tổ chức đổi mới sáng tạo trên phạm vi toàn quốc.
“Tôi từng là một giáo viên nhiệt huyết khi mới vào nghề” – Cô giáo Lê Thanh Nga
Phải kể thêm rằng mẹ của tôi là một giáo viên nghiêm khắc và rất có uy tín trong ngành. Tôi từng nghe một đồng nghiệp của bà kể lại rằng, trong một tiết dạy, cô rất khó khăn trong việc làm cho lớp học yên tĩnh. Bỗng nhiên, học sinh im phăng phắc. Cô rất ngạc nhiên nhìn xuống thì thấy mẹ tôi đang đứng ở cửa sổ. Đám học trò rất sợ “cái uy” của mẹ tôi.
Vì thế, khi ra trường tôi cũng muốn được như mẹ là trở thành giáo viên có uy với học sinh. Tôi tin rằng muốn tiết học hiệu quả thì lớp học cần nghiêm túc. Khoảng cách giữa giáo viên và học sinh cũng phải rõ ràng trên dưới.
Điều này vô tình khiến tôi nghĩ mình là người cho đi còn học sinh là người nhận lại. Và trong nhiều năm liền tôi trở nên áp đặt học trò.
Nhưng càng về sau, khi bản thân phải gồng lên để tạo ra không khí lớp học nghiêm túc, tôi thấy mình mệt mỏi. Đặc biệt, tôi lại công tác trong môi trường bán công, đối tượng là những học sinh rất đặc biệt và sức học không thực sự tốt.
Tôi luôn đặt ra một ngưỡng khá cao. Khi học trò không đạt được kỳ vọng, tôi thấy khó chịu và rất tức giận. Nó giống như thể công sức mình bỏ ra lãng phí và không được đền đáp. Khi quá mệt mỏi, tôi bắt đầu sử dụng những lời nói gây tổn thương học trò.
Những lời nặng nề có lẽ không nên nói ra ở đây. Nhưng những ngôn ngữ để mỉa mai học sinh tôi sử dụng rất nhiều.
Ví dụ, có những câu hỏi đơn giản học trò không trả lời được, tôi hay nói rằng: “Ra cổng rẽ trái, đi khoảng 200m, mua một thứ rất tốt cho hai, ba thế hệ của em”. Học sinh của tôi ngơ ngác chưa hiểu đó là thứ gì. Tôi nói rằng: “Đó là muối iot. Chắc em cần phải ăn muối iot để tăng cường trí thông minh”.
Khi tôi nói những câu như thế, học trò vẫn cười. Kể cả học trò là “nạn nhân” của những câu nói ấy cũng không có biểu hiện gì cảm thấy xấu hổ hay tổn thương. Do đó, tôi thấy điều này hết sức bình thường.
Nhưng thực ra, tôi đang ở đỉnh dốc mất đi sự tôn trọng giữa thầy và trò.
“Tôi đang ở đỉnh dốc mất đi sự tôn trọng giữa thầy và trò” – Cô giáo Lê Thanh Nga (Ảnh: VTV7)
Tôi hay tỏ thái độ với học sinh, đặc biệt với những học sinh cá biệt. Học trò quậy phá, khi sự tức giận đẩy lên đến “tận cổ”, tôi bắt đầu “tổng xỉ vả” các em để xả cơn tức ra ngoài. Thậm chí, khi cơn tức giận chưa nguôi ngoai, tôi mang cả chúng về nhà. Chồng con của tôi cũng đã phải hứng rất nhiều “đạn” từ mẹ, từ vợ. Tôi thấy thương những đứa con của tôi khi phải khép nép trước những cơn thịnh nộ ấy.
Sau 14 năm đi dạy, tôi nhận ra nhiệt huyết trong mình đã vơi cạn đi rất nhiều. Nó giống như thể một cục pin sắp hết điện, càng "chạy" càng đuối.
Tôi vẫn có thể cứ tiếp tục dạy như thế. Nhưng sau 20 năm về hưu, có lẽ tôi sẽ cực kỳ hối hận. Quay lại nhìn dấu ấn nghề nghiệp, gần như tôi không có gì ngoài mấy giải thưởng, bằng khen. Và 20 năm sau nữa có lẽ sẽ chẳng có gì cả.
Tôi không hề thấy thoải mái! Học trò của tôi cũng chẳng hề thấy hứng thú, vui vẻ gì. Thậm chí trong suốt một thời gian dài, học trò của tôi cảm thấy áp lực, khốn khổ vì bị kẹp giữa kỳ vọng của bố mẹ, kỳ vọng của thầy cô trong khi năng lực lại có hạn.
Tôi muốn bản thân phải thay đổi mặc dù rất khó khăn.
Tôi nhớ thầy Peck Cho, một giáo sư người Hàn Quốc từng nói, thay đổi không phải là thay đổi 180 độ, cũng không phải làm điều gì đó vĩ đại. Đó chỉ là thay đổi rất nhỏ như tâm lý của giáo viên phải thoải mái khi vào lớp.
Ngoài ra, tôi không còn đòi hỏi học sinh quá cao. Tôi không so sánh học sinh này với học sinh khác mà trân trọng sự tiến bộ của chính học sinh đó ngày hôm nay so với ngày hôm qua. Dần dần, tôi cũng nhận lại những tín hiệu tích cực.
Tôi nhận ra khi lên lớp với một tâm lý thoải mái, bản thân giáo viên được nhiều hơn học sinh. Cuộc sống của tôi trở nên nhẹ nhõm; áp lực cũng không còn lớn nữa. Tôi cảm nhận được niềm vui trong quá trình dạy học.
Mặc dù niềm vui ấy không còn được như lúc ban đầu hay háo hức như một “cô dâu mới”, nhưng tôi cũng đã cảm thấy hạnh phúc hơn khi đến lớp.
Trong những giờ học của mình, tôi tích cực lồng rất nhiều câu chuyện vào bài giảng để bài học sinh động khiến học trò thích thú.
Tôi cũng phân ra đối tượng để dạy học tới từng học sinh. Một là đối tượng thi đại học, tôi tập trung nhiều hơn vào kiến thức. Còn lại với đối tượng “học để biết”, tôi sẽ tìm cách đưa những chi tiết cần rút ra để học trò có thể ứng dụng trong cuộc sống sau này.
Ví dụ, khi đến bài nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh, để học sinh nhớ được năm 1933 Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô rất khó. Học sinh sẽ phải nhớ khi đó chủ nghĩa phát xít đang lên ở châu Âu. Đến khi có nguy cơ gây ra chiến tranh, họ phải tìm kiếm đồng minh.
Tôi nhấn mạnh cho học sinh rằng, cuộc đời của chúng ta không có kẻ thù vĩnh viễn, cũng không có bạn bè vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn.
Học trò bắt đầu thích thú, lắng nghe hơn.
Ngoài ra, tôi còn thay đổi trong thái độ là chấp nhận sự khác biệt. Tôi không còn “phát điên” lên với những học sinh cá biêt.
Có một câu chuyện xảy ra cách đây đã lâu nhưng khiến tôi vô cùng hối hận. Trong giờ kiểm tra, một học sinh vào lớp muộn. Khi vào lớp, cậu học trò này không chịu làm bài mà gục đầu xuống bàn ngủ. Tôi vô cùng tức giận. Đến khi đọc điểm, tôi không thấy bài của em đâu. Bạn lớp trưởng đã đứng lên thưa rằng: “Bạn ấy có làm đâu cô? Bạn ấy vứt bài của cô trong ngăn bàn”.
Đỉnh điểm của cơn tức giận đã khiến tôi định cho em điểm 0. Sau đó, tôi đã gặp giáo viên chủ nhiệm để phản ánh sự việc. Khi tìm hiểu tôi mới biết rằng em học sinh này mắc một căn bệnh lạ mất ngủ triền miên. Các giờ học trên lớp em nghỉ rất nhiều và đến trường trong sự mệt mỏi. Dù vậy, em luôn nỗ lực học và sức học rất tốt. Khi biết được điều đó, tôi rất hối hận vì đã không cảm thông với học trò.
Tôi nhận ra bản thân còn nhìn học sinh quá phiến diện quá. Tôi chỉ chú ý đến cảm xúc của bản thân mà không quan tâm tới học sinh. Lẽ ra có những điều tôi có thể làm tốt hơn.
“Tôi muốn bản thân phải thay đổi mặc dù rất khó khăn” – Cô giáo Lê Thanh Nga
14 năm qua, tôi thấy mình mất đi nhiều thứ.
Tôi chưa đến được với trái tim của học trò nên học trò chưa trao cho mình cả trái tim.
Tôi mới chỉ nghe học trò bằng tai mà chưa nghe bằng tâm của mình.
Tôi nói những lời lẽ công kích gây tổn thương và khiến học trò phải xấu hổ.
Tôi dần làm mất đi sự gần gũi cần thiết giữa cô và trò.
Thời đại thay đổi khiến giáo viên cũng phải thay đổi. Tôi nhớ rất rõ ngày xưa mình từng bị cô giáo đánh đến sưng cả tay chỉ vì viết hai màu mực. Lớp học ấy tuyệt vời bởi 100% học trò đều rất thành đạt. Tôi cứ nghĩ rằng, thầy nghiêm khắc sẽ tạo ra trò giỏi.
Nhưng sự “uy quyền” ấy đã không còn phù hợp với giáo dục thời nay. Tất nhiên giáo viên không thể thay đổi từ cực nọ sang cực kia, từ nghiêm khắc để tạo không khí căng thẳng sang dễ dãi hoàn toàn. Nhưng nhất thiết đó phải là không khí tích cực, có sự cảm thông, tương tác và chia sẻ.
Thúy Nga
(Ghi theo lời chia sẻ của cô giáo Lê Thanh Nga, giáo viên dạy môn Lịch sử, Vĩnh Phúc)
-Trong tiết dạy Toán, một em học sinh ngồi dưới đã nói câu khiến tôi nhớ mãi: “Con điên”. Tôi bực lắm nhưng vẫn cố lờ đi.
" alt=""/>'14 năm đi dạy, tôi thấy mình càng chạy càng đuối'